Total Pageviews

Translate

Friday, 23 March 2007

ĐÔI BẠN CHÂN TÌNH - HERMANN HESSE

Chú không biết rằng một trong những con đường ngắn nhất để tiến tới thánh đức là sống trụy lạc ư? ( tr. 34 )

Chính vì thế đó. Chú phải tập cho quen đi, tôi chỉ coi trọng có con người chú thôi. Tôi coi trọng từng giọng nói của chú, từng cử chỉ, từng tiếng cười của chú. Trong người chú tôi chỉ coi trọng cái gì là chính yếu là cần thiết. Tại sao chú lại muốn tôi coi trọng ý kiến của chú trong khi đó chú có nhiều điểm ưu tú khác?

Goldmund mỉm cười cay đắng : _ Biết mà, anh vẫn còn coi tôi còn trẻ con.

Narziss không chịu nhượng bộ “ tôi coi một phần tư tưởng của chú là con trẻ. Lúc này tôi đã nói một đứa trẻ con có lương tri không kém gì một nhà bác học. Nhưng khi một đứa trẻ con bép xép nói đến khoa học thì nhà bác học không coi ý kiến của nó ra gì cả.

( tr. 45 )

Tuy nhiên đời sống của ta chỉ có ý nghĩa nếu người ta sống cả hai cuộc đời đó, nếu đời sống của ta không bị tiêu hủy bởi cái thế tiến thoái lưỡng nan này : Sáng tác mà không phải trả giá sự sáng tác bằng cả cuộc đời mình! Sống mà không từ khước sứ mạng cao cả của nghệ sĩ sáng tác! Lẽ nào không thể sống như thế được? ( tr.256, 257 )

Nhưng ở đây một mình mãi, ở giữa sự yên lặng của những thân cây ngủ lì, ở với những loài vật thấy người thì chạy, không thể nói chuyện được với chúng nó, như thế thì buồn không chịu nổi. Không thấy bóng người, không được chào hỏi ai sớm tối, không được nhìn vào tận mắt người khác hay thấy những khuôn mặt người khác, không được ngắm nghía thiếu nữ và phụ nữ, không được thưởng thức một cái hôn, không được hưởng cái khoan khoái bí hiểm khi để cho hai môi và tay chân máy động. Trời ơi! Không thể nào tưởng tượng một đời sống như thế được. Nếu số kiếp của y như vậy, y sẽ tìm cách hóa thành con vật, con gấu hay con nai, dù rằng phải từ bỏ hạnh phúc vĩnh viễn nơi thiên đàng. Làm thân gấu, yêu một con gấu cái, tưởng cũng không sao, mà còn hơn có lý trí, có ngôn ngữ và bao nhiêu cái khác nữa để sống cô đơn, buồn rầu, không tình ái. ( tr. 93, 94 )

Hình như đời sống người ta dựa trên cái gì có tính chất nhị nguyên, cái gì tương phản nhau. Người ta là đàn ông hay là đàn bà, sống lang thang hay sống định cư, thiên về lý trí hay thiên về tình cảm; không đâu là không có cái nhịp thở ra hít vào đó, người ta không thể vừa là đàn ông vừa là đàn bà, tưởng tự do và trật tự, vừa sống cuộc đời bản năng lại vừa sống cuộc đời lý trí. Người ta luôn phải mất cái nọ thì mới được cái kia, mà cái nọ cũng quý giá và đáng thèm muốn như cái kia. Có đàn bà được hậu đãi trong lãnh vực này hơn cả : thiên nhiên đã đào tạo ra họ cách nào để thú vui tự nó có kết quả thực sự, đứa con sinh ra từ một khoái lạc tình cảm. Còn như đàn ông, sự sinh con đã được thay thế bằng những tham vọng muôn thuở. Trời sinh ra vậy là độc ác hay ghét bỏ loài người? Trời lại giễu cợt sự nghiệp sáng tác của trời hay sao. Trời lấy làm khoan khoái vì sự khốn đốn của chúng ta chăng? Không, ông trời không thể dữ tợn được vì ông đã sinh ra hươu nai, cá và chim, rừng, hoa và bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Nhưng có một vết nứt rạn trong sự nghiệp sáng tạo của ông hoặc là sự nghiệp bất toàn và bất thành, hoặc là ông dùng đến cái hư không, đến hoài vọng luôn luôn tiến tới của loài người để tạo ra những nét đặc biệt của nhân loại, hoặc là nhân loại hiện ra như ta biết là vì tội nguyên thủy của con người, là vì kẻ thù sinh ra như vậy. Nhưng tại sao con người ham muốn mãnh liệt đó và sự bất toàn đó lại là một tội lỗi. Có phải nhờ sự ham muốn và sự bất toàn đó mà con người tạo ra tất cả cái gì cao đẹp và thánh khí để kính đường Thượng Đế và báo ơn trên?

( tr. 257, 258 )

Nghệ thuật thắng được kiếp người phù du; tôi nhận thấy rằng trò hề đời sống múa may như ma quỷ còn để lại cái gì đó tồn tại, đó là nghệ thuật. Rồi cũng có ngày nghệ thuật chết đi, tan biến, đảo lộn tan tành. Nhưng dẫu sao nghệ thuật vẫn lâu bền hơn đời sống con người, nó tạo ra ở trên khoảnh khắc trôi qua biền biệt một thế giới bình thản những hình ảnh và những sự kiện thiêng liêng. Đối với tôi, làm nghệ thuật có cái gì vỗ về an ủi gần như đem lại tính chất vĩnh cửu cho sự vật phù du.

(tr.278)

Tôi như thế kể cũng ngu ngốc thật, như đó là sự hiếu kỳ thật. Đây không phải là thế giới bên kia, tôi không nghĩ đến thế giới bên kia nữa, tôi nói thật với anh tôi không tin, không làm gì có thế giới bên kia. Cây đã khô thì chết hẳn; con chim đã lạnh giá thì không sống lại, người đã chết rồi cũng vậy, có lẽ khi mình chết rồi người ta còn nghĩ đến một thời gian nhưng chẳng được bao lâu. Không, tôi không vì hiếu kỳ mà chết, tôi chỉ tin tưởng hay mơ ước rằng tôi đến với mẹ tôi. Tôi mong rằng cái chết là một nguồn khoái lạc lớn, cũng như lần đầu người ta hưởng khoái lạc ái tình. Tôi không thể ngăn nổi mình nghĩ rằng đáng lẽ là thần lưỡi hái đến thì chính mẹ tôi đến đem tôi về chỗ hư không và vô tội “.

Nhưng anh, anh chết làm sao được, vì anh không có mẹ? Không có mẹ người ta không sống được, không có mẹ người ta không chết được”. ( trang 322 )

No comments:

Post a Comment