Tôi phải thôi đừng hy vọng quá nhiều vào chuyện một con tàu đến cứu tôi. Không nên chờ đợi cái gì khác. Việc sống còn phải bắt đầu từ chính bản thân mình. Theo kinh nghiệm của tôi, sai lầm tệ hại nhất của một nạn nhân đám tàu là hy vọng quá nhiều và hành động quá ít. Việc sống còn bắt đầu bằng ý thức để ý đến những gì sờ thấy lấy được. Trông chờ xa xôi với niềm hy vọng lười nhác cũng có nghĩa là mộng mị và để cuộc sống của mình tuột đi dần dần.
Có biết bao nhiêu việc tôi phải làm.
Tôi phóng tầm mắt về phía chân trời trống rỗng. Sao nhiều nước đến thế. Còn tôi thì chỉ có một mình. Chỉ có một mình.
( tr.304-305 )
... Một cái gì đó trong tôi đã chết vào giây phút đó và không bao giờ sống lại đuợc nữa.
( tr.446 )
Tôi khóc như một đứa trẻ. Không phải vì đã qua cơn khổ nạn, mặc dù thế. Cũng không phải vì thấy lại được các anh các chị ấy, mặc dù điều này cũng thật cảm động.Tôi khóc là vì Richard Parker đã rời bỏ tôi không một cử chỉ nào cho phải phép. Thật khủng khiếp phải chia tay như thế. Tôi là người tin vào hình thức, vào sự hài hòa của trật tự. Khi có thể được chúng ta nhất thiết phải tạo được dáng dấp có ý nghĩa cho mọi vật. Ví dụ - tôi nghĩ - liệu câu chuyện tôi có thể viết lại với đúng một trăm chương thôi, không hơn, không kém? Phải nói rằng, có một thứ trong cái biệt hiệu Pi của tôi mà tôi rất ghét, ấy là con số đó dài vô tận. Cái quan trọng ở đời là phải kết thúc mọi thứ cho chỉnh chu. Có thế ta mới yên tâm mà đi được. Nếu không thì lúc nào trong ta cũng đầy những lời muốn nói mà chẳng bao giờ nói, và lòng ta sẽ nặng trĩu ân hận. Cuộc giã biệt không phải phép ấy đến giờ vẫn làm tôi đau đớn. Ước gì tôi đã nhìn nó lần cuối lúc còn ở trên xuồng, đã kích động nó thế nào đó để hình ảnh tôi còn lưu lại trong đầu nó.
( tr.493 - 494 )
Cuộc đời của Pi - Yann Martel - Trịnh Lữ dịch ( NXB Văn học )
No comments:
Post a Comment