Total Pageviews

Translate

Wednesday, 16 January 2013

Người trưởng thành không bao giờ chết,


Trưởng thành có cùng nghĩa như hồn nhiên, chỉ với một khác biệt duy nhất: nó là hồn nhiên được giành lại, nó là hồn nhiên được đoạt lại. Mọi đứa trẻ sinh ra đều hồn nhiên, nhưng mọi xã hội đều làm biến chất nó. Mọi xã hội, mãi cho tới nay, đều đã gây ảnh hưởng huỷ hoại lên mọi đứa trẻ.

Mọi nền văn hoá đều tuỳ thuộc vào việc khai thác hồn nhiên của trẻ thơ, vào việc khai thác đứa trẻ, vào việc
làm cho nó thành kẻ nô lệ, vào việc huấn luyện nó vì chủ định riêng của họ, vì mục đích riêng của họ - chính trị, xã hội, ý thức hệ. Toàn thể nỗ lực của họ đã là làm sao tuyển lựa đứa trẻ như một nô lệ cho mục đích nào đó. Những mục đích đó do các quyền lợi được đảm bảo quyết định. Các tu sĩ và chính khách đã cùng tham gia vào một mưu đồ thâm sâu, họ đã làm việc cùng nhau.

Người có khả năng yêu sớm hay muộn sẽ đi tới phát hiện ra bản thể mình - và khi người ta phát hiện ra bản thể mình thì người ta được tự do với mọi cấu trúc, tự do với mọi hình mẫu. Người đó tự do với mọi giam cầm. Người đó là tự do thuần khiết.

Trưởng thành nghĩa là giành lại hồn nhiên bị mất của bạn, đòi lại thiên đường của bạn, trở lại thành đứa trẻ lần
nữa. Tất nhiên điều đó có khác biệt - đứa trẻ thường nhất định bị làm biến chất, nhưng khi bạn đòi lại tuổi thơ của mình, bạn trở thành không thể nào bị biến chất được. Không ai có thể làm biến chất bạn, bạn trở thành đủ thông minh - bây giờ bạn biết điều xã hội đã làm với bạn và bạn tỉnh táo và nhận biết, và bạn sẽ không cho phép điều đó xảy ra lần nữa.

Trưởng thành là tái sinh, việc sinh tâm linh. Bạn được sinh ra tinh khôi, bạn lại là đứa trẻ lần nữa. Với cặp mắt tươi tắn bạn bắt đầu nhìn vào sự tồn tại. Với tình yêu trong tim bạn tiếp cận tới cuộc sống. Với im lặng và hồn nhiên bạn thấm nhuần vào cốt lõi bên trong nhất của riêng mình. Bạn không còn chỉ là cái đầu nữa. Bây giờ bạn dùng cái đầu, nhưng nó là người phục vụ của bạn. Ban đầu bạn trở thành trái tim, và thế rồi bạn siêu việt lên trên ngay cả trái tim...

Đi ra ngoài ý nghĩ và tình cảm và trở thành sự hiện hữu thuần khiết là trưởng thành.

Jesus nói, "Chừng nào các ông còn chưa được sinh ra lần nữa, các ông sẽ không vào được vương quốc của
Thượng đế đâu." Ông ấy đúng đấy, bạn phải được sinh ra lần nữa.

Mọi đứa trẻ đều phải đánh mất hồn nhiên của mình rồi giành lại nó. Việc đánh mất chỉ mới là một nửa của quá trình - nhiều người đã đánh mất nó, nhưng rất ít người giành lại được nó. Đó là điều không may, rất  không may. Mọi người đều đánh mất nó, nhưng thỉnh thoảng mới có một Phật, một Zarathustra, một Krishna, một Jesus giành lại được nó.

Khoảnh khắc bạn trở nên nhận biết rằng là một phần của bất kì xã hội nào, bất kì tôn giáo nào, bất kì văn hoá nào thì vẫn còn là khổ, thì vẫn còn là tù nhân - chính ngày đó bạn bắt đầu vứt bỏ xiềng xích của mình. Trưởng thành đã tới, bạn đang giành lại hồn nhiên của mình một lần nữa.

Có khác biệt lớn lao giữa trưởng thành và già đi, khác biệt bao la, và mọi người bao giờ cũng vẫn còn bị lẫn lộn về điều đó. Mọi người cứ tưởng rằng già đi là trở nên trưởng thành - nhưng già đi thuộc vào thân thể.

Mọi người đều già đi, mọi người đều sẽ trở nên già lão, nhưng không nhất thiết trưởng thành. Trưởng thành là
trưởng thành nội tâm.

Già đi không phải là điều bạn làm ra, già đi là cái gì đó xảy ra về mặt thể chất. Mọi đứa trẻ được sinh ra, khi
thời gian trôi qua, đều trở nên già. Trưởng thành là cái gì đó bạn đem tới cho cuộc sống của mình - nó tới từ
nhận biết. Khi một người già đi với nhận biết tràn đầy người đó trưởng thành. Già đi cộng với nhận biết, kinh
nghiệm cộng với nhận biết, là trưởng thành.

Bạn có thể kinh nghiệm một việc theo hai cách. Bạn có thể đơn giản kinh nghiệm nó cứ dường như bạn bị thôi miên, không nhận biết, không chú ý tới điều đang xảy ra; sự việc đã xảy ra nhưng bạn lại không có đó. Nó đã không xảy ra trong sự hiện diện của bạn, bạn vắng mặt. Bạn chỉ đi qua, nó chưa bao giờ gây bất kì chú ý nào trong bạn. Nó chưa bao giờ để lại bất kì dấu hiệu nào lên bạn, bạn chưa bao giờ học được điều gì từ nó. Nó có thể đã trở thành một phần của kí ức của bạn, bởi vì theo một cách nào đó bạn đã hiện diện, nhưng nó lại chưa bao giờ trở thành trí huệ của bạn. Bạn chưa bao giờ trưởng thành qua nó. Thế thì bạn già đi.
Nhưng nếu bạn đem phẩm chất của nhận biết vào một kinh nghiệm thì cùng kinh nghiệm đó trở thành trưởng thành.
Có hai cách sống: một cách là sống trong giấc ngủ say - thế thì bạn già đi, mọi khoảnh khắc bạn đều trở nên
già đi, mọi khoảnh khắc bạn cứ chết dần đi, có vậy thôi. Toàn thể cuộc sống của bạn chỉ gồm cái chết chậm chạp, dài dài. Nhưng nếu bạn đem nhận biết vào kinh nghiệm của mình - dù bất kì điều gì bạn làm, bất kì điều gì xảy ra với bạn, bạn đều tỉnh táo, quan sát, lưu tâm, bạn đang thưởng thức kinh nghiệm này từ mọi góc cạnh, bạn đang cố gắng hiểu ý nghĩa của nó, bạn đang cố gắng thấm nhuần vào chính chiều sâu của nó, điều đã xảy ra cho bạn, bạn đang cố gắng sống nó một cách mãnh liệt và toàn bộ - thế thì đấy không chỉ là hiện tượng bề mặt đâu. Sâu ở dưới bên trong bạn cái gì đó đang thay đổi cùng nó. Bạn đang trở nên ngày một tỉnh táo hơn. Nếu đây là sai lầm, kinh nghiệm này, thì bạn sẽ không bao giờ phạm lại nó lần nữa.

Người trưởng thành không bao giờ phạm phải cùng một sai lầm lần nữa. Nhưng người già đi thì cứ phạm cùng sai lầm lặp đi lặp lại mãi. Người đó sống trong vòng tròn mà chẳng bao giờ học được cái gì. Bạn sẽ giận dữ hôm nay, bạn đã giận dữ hôm qua và hôm kia, và ngày mai bạn lại sẽ giận dữ và rồi ngày kia cũng thế. Bạn cứ lặp đi lặp lại giận dữ, lặp đi lặp lại ăn năn, lặp đi lặp lại quyết định sâu sắc rằng bạn sẽ không phạm điều đó lần nữa. Nhưng quyết định đó chẳng tạo ra thay đổi gì - bất kì khi nào bạn bị lúng túng thì cơn thịnh nộ lại chiếm lĩnh, bạn bị ám ảnh; cùng sai lầm ấy lại phạm phải. Bạn đang già đi.

Nếu bạn sống một kinh nghiệm về giận dữ một cách toàn bộ, bạn sẽ không bao giờ giận dữ lần nữa được. Một kinh nghiệm về giận dữ sẽ là đủ để dạy rằng điều đó là ngu xuẩn, điều đó là ngớ ngẩn, điều đó đơn giản ngu si - không phải nó là tội lỗi, nó đơn giản là ngu si. Bạn đang tự làm hại mình và làm hại người khác, chẳng để làm gì. Sự việc đó không xứng với nó. Thế thì bạn đang trưởng thành dần lên. Ngày mai tình huống này sẽ được lặp lại nhưng giận dữ sẽ không lặp lại nữa. Và người đang thu được trưởng thành đã không quyết định rằng mình sẽ không giận dữ lần nữa, không - đó là dấu hiệu về người còn chưa trưởng thành. Người trưởng thành không bao giờ quyết định về tương lai; bản thân sự trưởng thành lo điều đó. Bạn sống hôm nay - chính việc sống đó sẽ quyết định ngày mai sẽ thế nào; ngày mai sẽ bắt nguồn từ hôm nay.

Nếu giận dữ mà đau đớn, độc hại, bạn đang chịu địa ngục qua nó rồi, phỏng có ích gì mà quyết định, hay lấy lời thề và đi tới chùa chiền mà tuyên bố, "Bây giờ mình thề rằng mình sẽ không bao giờ giận dữ nữa "? Mọi điều này đều ngây thơ, chẳng có ích gì! Nếu bạn đã biết rằng giận dữ là độc hại - thì xong rồi! Con đường đó bị đóng lại, cánh cửa đó không còn tồn tại với bạn nữa. Tình huống này sẽ được lặp lại ngày mai nhưng bạn sẽ không bị tình huống đó ám ảnh. Bạn đã học được cái gì đó - hiểu biết sẽ có đó. Bạn thậm chí có thể cười, bạn thậm chí còn thích thú về mọi điều làm sao mọi người lại ngu xuẩn thế. Hiểu biết của bạn trưởng thành lên qua mọi kinh nghiệm.

Bạn có thể sống cứ như bạn đang trong thôi miên - đó là cách chín mươi chín phần trăm mọi người đang sống - hay bạn có thể sống với sự mãnh liệt, nhận biết.

Nếu bạn sống với nhận biết thì bạn trưởng thành; bằng không bạn đơn giản trở nên già đi. Và trở nên già đi thì không phải là việc trở nên trí huệ. Nếu bạn đã là người ngu khi bạn còn trẻ và bây giờ bạn đã trở nên già, bạn chỉ là người ngu già, có vậy thôi. Chỉ trở nên già đi, bạn không thể trở nên trí huệ được. Bạn thậm chí có thể còn ngu hơn bởi vì bạn có thể đã đạt tới thói quen máy móc, như rô bốt.

Cuộc sống có thể được sống theo hai cách. Nếu bạn sống một cách vô ý thức bạn đơn giản chết; nếu bạn sống một cách có ý thức bạn đạt tới cuộc sống ngày một nhiều hơn. Cái chết sẽ tới - nhưng nó không bao giờ tới với người trưởng thành, nó chỉ tới với người đã từng già đi và vẫn đang già đi. Người trưởng thành không bao giờ chết, bởi vì người đó sẽ học ngay cả qua cái chết. Ngay cả cái chết cũng sẽ là một kinh nghiệm cần được sống một cách mãnh liệt, và được quan sát, được cho phép.

Người trưởng thành chưa bao giờ chết cả. Thực tế, trên nền tảng trưởng thành cái chết vật lộn và tự làm nó tan tành, tự tử. Cái chết chết, nhưng người trưởng thành không bao giờ chết. Đó là thông điệp của tất cả những người đã thức tỉnh, rằng bạn bất tử. Họ đã biết về điều đó, họ đã sống cái chết của họ. Họ đã quan sát và họ đã tìm ra rằng nó có thể qui hàng bạn nhưng bạn vẫn còn xa cách, bạn vẫn còn xa xôi. Cái chết xảy
ra gần bạn nhưng nó không bao giờ xảy ra cho bạn.

Bất tử là bản thể của bạn, phúc lạc là bản thể của bạn, nhưng những kinh nghiệm này bạn không thể nhồi vào trong tâm trí và kí ức được. Bạn phải trải qua cuộc sống và đạt tới chúng. Nhiều đau khổ có đó, nhiều đau đớn có đó. Và bởi vì đau đớn và đau khổ mà mọi người thích sống một cách ngu xuẩn - cần phải hiểu tại sao nhiều người cứ khăng khăng mãi rằng họ phải sống trong thôi miên, tại sao các Phật và Christ cứ nói với mọi người hãy thức tỉnh mà chẳng ai nghe cả. Phải có tham dự sâu sắc nào đó vào trong thôi miên, phải có đầu tư sâu nào đó. Đầu tư này là gì?

Các cơ chế này cần phải được hiểu; bằng không thì bạn sẽ nghe tôi và bạn sẽ chẳng bao giờ trở nên nhận biết. Bạn sẽ nghe và bạn sẽ làm cho điều đó thành một phần tri thức của mình, rằng "Vâng, người này nói hãy
nhận biết và nhận biết là tốt, và những người đạt tới nhận biết trở nên trưởng thành..."

Nhưng bản thân bạn sẽ không đạt tới nó, nó sẽ vẫn còn chỉ là tri thức. Bạn có thể trao đổi tri thức của mình với người khác, nhưng chẳng ai được giúp đỡ theo cách đó cả.

Tại sao? Bạn đã bao giờ hỏi câu hỏi này chưa? Sao bạn lại không đạt tới nhận biết? Nếu điều đó đưa tới phúc lạc vô hạn, đạt tới satchitananda, tới chân lí tuyệt đối - thì sao không nhận biết? Sao bạn cứ khăng khăng ngủ mãi? Có đầu tư nào đó - và đây là đầu tư đó: nếu bạn trở nên nhận biết, có đau khổ. Nếu bạn trở nên nhận biết, bạn trở nên nhận biết về cái đau và cái đau lại nhiều tới mức bạn sẽ muốn uống thuốc ngủ và ngủ mất.
Việc ngủ này trong cuộc sống có tác dụng như sự bảo vệ chống lại cái đau. Nhưng đây là rắc rối - nếu bạn ngủ để chống lại cái đau, bạn cũng ngủ chống lại cả cái sướng nữa. Nghĩ về điều đó dường như có hai vòi nước: một vòi có viết "đau", và vòi kia viết "sướng". Bạn muốn đóng vòi bên viết đau, và bạn lại muốn mở vòi bên viết sướng. Nhưng đây là trò chơi này - nếu bạn đóng vòi đau thì vòi sướng lập tức đóng lại, bởi vì đằng sau cả hai chỉ có một vòi viết "nhận biết ". Hoặc cả hai đều để mở hoặc cả hai đều đóng, bởi vì cả hai đều là hai mặt của cùng một hiện tượng, hai khía cạnh.

Và đây là toàn thể mâu thuẫn của tâm trí: tâm trí muốn ngày một hạnh phúc hơn - hạnh phúc là có thể nếu bạn nhận biết. Và thế rồi tâm trí muốn ngày một ít đau đớn hơn - nhưng ngày một ít đau đớn là có thể chỉ nếu bạn vô nhận biết. Bây giờ bạn ở vào thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu bạn muốn không đau nữa, lập tức sướng biến mất khỏi cuộc sống của bạn, hạnh phúc biến mất. Nếu bạn muốn hạnh phúc bạn mở cái vòi này ra - lập tức cái đau cũng chảy ra. Nếu bạn nhận biết, bạn phải nhận biết về cả hai. Cuộc sống là đau đớn và vui sướng. Cuộc sống là hạnh phúc và bất hạnh. Cuộc sống là ngày và đêm, cuộc sống là sống và chết. Bạn phải nhận biết cả hai.

Cho nên nhớ điều đó. Nếu bạn sợ đau bạn sẽ vẫn còn trong thôi miên; bạn sẽ già đi, trở nên già lão và chết. Bạn bỏ lỡ cơ hội. Nếu bạn muốn nhận biết thế thì bạn phải nhận biết về cả đau và sướng; chúng không phải là hiện tượng tách rời. Và người trở nên nhận biết thì trở nên rất hạnh phúc nhưng cũng trở nên có khả năng bất hạnh sâu sắc, mà bạn lại không có khả năng về điều đó.

"Thì cứ để cho họ nghĩ bất kì điều gì họ muốn nghĩ đi. Vì cái ngày ta trở nên chứng ngộ ta đã trở nên phúc lạc vô hạn, nhưng ta cũng đã trở thành nhạy cảm vô hạn với đau đớn và đau khổ."

Bạn không thể nhạy cảm đến thế với đau đớn, bạn ngủ say thế. Bạn đi như người say - người say ngã lăn
trên phố, đập đầu vào cống rãnh - chẳng cái gì xảy ra. Nếu người đó mà nhận biết thì thế nào cũng bị đau.

No comments:

Post a Comment