"VÔ VI"
"Giọng và tiếng cùng hoạ,
Trước và sau cùng theo
Vậy nên hiền nhân:
Dùng vô vi mà xử sự…"
Đây là điều Lão Tử gọi là vô vi: hiền nhân xử trí mọi sự mà không hành
động. Có các khả năng - một: trong hành động mà quên mất vô hành động.
Bạn sẽ là người thế giới này. Khả năng thứ hai: vứt bỏ hành động, đi lên
Himalayas và vẫn còn vô hành động. Bạn sẽ là người thế giới khác. Khả
năng thứ ba: sống trong bãi chợ nhưng không cho phép chợ sống trong bạn.
Hoạt động mà không trong trạng thái hoạt động, di chuyển nhưng vẫn còn
bất động bên trong.
Tôi đang nói với bạn và có im lặng bên
trong tôi - tôi đang nói và không nói cùng nhau. Di chuyển mà không di
chuyển. Hành động mà không hành động. Nếu vô hành động và hành động có
thể gặp nhau, thế thì sự hài hoà nảy sinh. Thế thì bạn trở thành một
hiện tượng đẹp - không đẹp chống lại xấu, mà đẹp vốn bao hàm cả xấu nữa.
Bạn hãy đi tới bụi hồng. Hãy thấy hoa và gai. Nhưng gai đó không chống
lại hoa, chúng bảo vệ nó. Chúng canh gác quanh hoa: an ninh, biện pháp
an toàn. Trong một con người đẹp thực sự, trong con người hài hoà thực
sự, không cái gì bị bác bỏ cả. Bác bỏ là chống lại sự tồn tại. Mọi thứ
nên được hấp thu. Đó là nghệ thuật. Nếu bạn bác bỏ, điều đó chỉ ra bạn
không phải là nghệ sĩ. Mọi thứ nên được hấp thu, được dùng. Nếu có đá
trên đường thì đừng cố gắng bác bỏ nó, hãy dùng nó làm bậc thang đá bước
lên.
Vậy nên hiền nhân này:
Dùng vô vi mà xử sự…
Ngài không trốn lên Himalayas. Ngài vẫn còn trong thế giới này. Ngài xử
sự nhưng không có hành động nào. Ngài không tích cực bên trong, hành
động vẫn còn ở bên ngoài. Tại trung tâm ngài vẫn còn bất hoạt. Đó là
điều Lão Tử gọi là vô vi - tìm ra trung tâm của cơn xoáy lốc. Cơn xoáy
lốc là ở bên ngoài nhưng trong trung tâm không cái gì chuyển động, không
cái gì khuấy động.
…Dùng bất ngôn mà dạy dỗ;
Tại đây
tôi đang thuyết giảng cho các bạn học thuyết không lời. Bạn sẽ nói tôi
đang dùng lời. Vâng, tôi đang thuyết giảng... không lời, bởi vì sâu bên
trong tôi không lời nào nảy sinh. Nó là dành cho bạn, không phải cho
tôi, lời là dành cho bạn, nó không dành cho tôi. Tôi dùng nó; tôi không
bị nó dùng, nó không chất đầy tôi. Khoảnh khắc tôi không nói với bạn thì
tôi không nói gì hết cả. Tôi chưa bao giờ nói với bản thân mình, không
có việc nói chuyện bên trong. Khi tôi không nói thì tôi im lặng, còn khi
tôi nói thì im lặng không bị quấy rối, im lặng vẫn còn không bị động
tới.
Dùng bất ngôn mà dạy dỗ;
Để cho mọi vật nên mà không cản
Ngài chưa bao giờ trốn chạy. Ngài chưa bao giờ bác bỏ. Ngài chưa bao
giờ từ bỏ. Và đó là ý nghĩa của tính chất sannyas của tôi. Từ sannyas có
nghĩa là từ bỏ, nhưng tôi không thuyết giảng từ bỏ. Thế thì tại sao tôi
lại gọi bạn là sannyasins? Tôi gọi bạn là sannyasins theo nghĩa của Lão
Tử: từ bỏ vậy mà không từ bỏ, vẫn còn trong thế giới nhưng vậy mà lại ở
ngoài nó - đây là sự gặp gỡ của các cái đối lập. Cho nên tôi không bảo
bạn ra đi, vứt bỏ, rời bỏ gia đình mình. Không cần thiết. Bạn vẫn ở đấy,
bạn ở đấy toàn bộ, nhưng sâu bên dưới một cái gì đó vẫn còn ở trên,
siêu việt - bạn chớ quên điều đó. Khi bạn ở cùng với vợ bạn, hãy ở cùng
với vợ đi, và cũng cùng với bạn nữa. Đó mới là vấn đề. Nếu bạn quên mất
bản thân mình và bạn chỉ ở với vợ mình, thì bạn là người phàm tục. Thế
thì chẳng chóng thì chầy bạn sẽ trốn đi, bởi vì điều đó sẽ tạo ra nhiều
khốn khổ trong cuộc sống tới mức bạn sẽ muốn bỏ đi và từ bỏ và đi lên
đồi núi. Cả hai đều cực đoan. Và chân lí thì chẳng bao giờ cực đoan. Nó
là trong cả hai và không trong cả hai.
Để cho mọi vật nên mà không cản
Tạo ra mà không chiếm đoạt
Bạn hãy yêu lấy con mình, nhưng đừng sở hữu chúng. Hãy yêu vợ mình và
chồng mình, nhưng đừng sở hữu họ. Khoảnh khắc bạn sở hữu... bạn không
biết: sâu bên dưới bạn đã bị sở hữu rồi. Người sở hữu là vật bị sở hữu.
Đừng sở hữu - bởi vì việc sở hữu cố gắng phá huỷ trung tâm của người
khác, và người khác sẽ không cho phép bạn làm điều đó. Và nếu bạn cố
gắng phá huỷ trung tâm của người khác, thì trong chính nỗ lực đó trung
tâm của bạn sẽ bị phá huỷ. Thế thì sẽ chỉ có xoáy lốc và không có trung
tâm. Hãy hiện hữu trong thế giới và vậy mà không trong nó. Một cái gì đó
sâu trong bạn siêu việt lên, vẫn còn nổi trong bầu trời - gốc rễ trong
đất, cành vươn lên trời.
Tạo ra mà không chiếm đoạt
Làm mà không cậy công;
Thành công mà không ở lại.
Ngài đơn giản sống, như một phần của cái toàn thể - làm sao ngài có thể
kể công được? Ngài đơn giản sống như một phần của sự thống nhất hữu cơ
này, sự tồn tại này, cái như vậy thế này. Ngài là một phần của nó; làm
sao ngài có thể kể công? Làm sao một con sóng có thể kể công gì? Sóng
chỉ là một phần của đại dương.
Làm mà không cậy công;
Thành công mà không ở lại.
Vì không ở lại
Nên không bị bỏ đi
Đây là logic ngớ ngẩn của Lão Tử. Ngài tuyệt đối logic, nhưng ngài có logic riêng của mình. Ngài nói:
Vì không ở lại
Nên không bị bỏ đi
Nếu bạn đòi hỏi, thì việc đòi hỏi đó có thể bị bác bỏ; nếu bạn không
đòi hỏi, làm sao việc đòi hỏi - vốn chưa được đưa ra chút nào - có thể
bị bác bỏ? Nếu bạn cố gắng là ai đó trong thế giới này, thì điều đó có
thể được chứng minh rằng bạn là không ai cả. Điều đó sẽ được chứng minh,
bởi vì mọi người đều đang cố gắng là ai đó và mọi người đều là kẻ cạnh
tranh trong đòi hỏi đó. Nhưng nếu bạn không đòi hỏi, thì bạn vẫn còn là
không ai cả - làm sao điều này có thể bị bác bỏ? Trong tính không ai cả
của bạn, bạn trở thành ai đó, và không ai có thể bác bỏ điều đó và không
ai có thể cạnh tranh với điều đó.
Nếu bạn cố gắng được thắng
lợi thì bạn sẽ bị thất bại. Bạn hãy hỏi tất cả các Alexanders và
Napoleons và Hitlers: nếu bạn cố gắng được thắng lợi thì bạn sẽ bị thất
bại. Lão Tử nói: Đừng cố gắng được thắng lợi, thế thì không ai có thể
đánh bại được bạn. Một logic rất tinh vi, logic của bản thân cuộc sống:
không đòi hỏi, và việc đòi hỏi của bạn được hoàn toàn đáp ứng; không cố
gắng được thắng lợi, và thắng lợi của bạn là tuyệt đối; không cố gắng,
và tất cả những gì bạn có thể cố gắng, sẽ tự nó tới với bạn, theo cách
riêng của nó.
Người không đòi hỏi điều gì, người không cố gắng
để thành công theo bất kì cách nào, người không nỗ lực để bất kì tham
vọng nào được hoàn thành, thì bỗng nhiên thấy rằng tất cả mọi việc đều
được hoàn thành - bản thân cuộc sống tới người đó để chia sẻ các bí mật
của nó, để chia sẻ sự giầu có của nó. Bởi vì người vẫn còn không đòi hỏi
thì trở thành trống rỗng; trong cái trống rỗng đó cuộc sống cứ đổ các
bí mật và sự giầu có của nó ra.
Cuộc sống ghét cay ghét đắng
chân không. Nếu bạn trở thành trống rỗng thì mọi thứ sẽ tới theo cách
của riêng nó. Cố gắng, bạn sẽ thất bại; không cố gắng, thành công là
tuyệt đối chắc chắn. Tôi không nói rằng nếu bạn muốn thành công thì đừng
cố gắng - không, tôi không nói điều đó. Nó không phải là kết quả, nó là
hậu quả. Và bạn phải hiểu sự khác biệt giữa kết quả và hậu quả. Khi bạn
nghe Lão Tử hay nghe tôi, tất nhiên bạn hiểu cái logic là nếu bạn cố
gắng để được thành công, thì bạn sẽ bị thất bại bởi vì có cả triệu kẻ
cạnh tranh. Làm sao bạn có thể thành công trong cái thế giới cạnh tranh
này? Không ai đã từng thành công cả. Mọi người đều thất bại. Và mọi
người thất bại hoàn toàn, không có ngoại lệ. Và thế rồi Lão Tử nói rằng
nếu bạn không cố gắng để thành công, thì bạn sẽ thành công. Tâm trí bạn
trở nên tham lam, và tâm trí bạn nói: Điều đó là phải rồi! Vậy đây là
cách để thành công! Mình sẽ không đòi hỏi, mình sẽ không tham vọng để
cho tham vọng của mình có thể được hoàn thành. Bây giờ điều này lại đang
đòi hỏi một kết quả. Bạn vẫn còn như cũ - bạn đã bỏ lỡ Lão Tử hoàn
toàn.
Lão Tử đang nói rằng nếu bạn vẫn còn không có bất kì đòi
hỏi nào, không kể công gì, danh vọng, tên tuổi, thành công, tham vọng,
thế thì xem như một hậu quả, thành công lại có đó, thắng lợi có đó. Toàn
thể sự tồn tại dồn vào cái trống rỗng của bạn; bạn được hoàn thành. Đây
là hậu quả, không phải kết quả. Kết quả là khi bạn ham muốn nó; hậu quả
là khi bạn thậm chí không nghĩ về nó, không có ham muốn, không suy nghĩ
về nó. Cái luật đó được gọi là Đạo.
Vì không ở lại
Nên không bị bỏ đi
Bạn hãy hiểu Lão Tử. Và hãy hiểu cái tham lam bên trong của mình. Bởi
vì tham lam có thể nói... Điều đó xảy ra hàng ngày, gần như mọi ngày -
mọi người tới tôi và tôi bảo họ: Hãy thiền đi, nhưng đừng đòi hỏi kết
quả. Họ nói: Nếu chúng con không đòi hỏi kết quả, thì liệu chúng có xảy
ra không? Tôi nói: Có, chúng sẽ xảy ra, nhưng đừng yêu cầu chúng. Cho
nên họ nói được. Thế rồi sau vài ngày họ tới và họ nói: Chúng con đã chờ
đợi và chúng đã không xảy ra mãi cho tới giờ.
Bạn bỏ lỡ vấn
đề. Bạn không thể chờ đợi được. Bạn có thể đợi kết quả; bạn không thể
đợi hậu quả. Hậu quả chẳng liên quan gì tới bạn hay sự chờ đợi của bạn.
Nó là một phần của luật bên trong nhất. Nó xảy ra theo cách riêng của
nó. Bạn thậm chí không cần phải đợi, bởi vì ngay cả trong chờ đợi - là
ham muốn. Và nếu ham muốn có, thì hậu quả sẽ không bao giờ xảy ra. Không
ham muốn và nó xảy ra. Không hỏi và nó được trao. Jesus nói: Hãy hỏi,
và điều đó sẽ được trao. Hãy gõ cửa và cửa sẽ được mở ra. Lão Tử nói:
Không hỏi, và nó sẽ được trao. Không gõ, và cửa bao giờ cũng vẫn còn để
mở - chỉ nhìn!
Và tôi nói với bạn: Lão Tử đi sâu nhất, không ai
đã từng đi sâu hơn. Lão Tử là chìa khoá vĩ đại nhất. Nếu bạn hiểu ngài,
thì ngài là chìa khoá chủ; bạn có thể mở tất cả mọi ổ khoá vốn tồn tại
trong cuộc sống và sự tồn tại. Bạn hãy cố gắng hiểu ngài. Và sẽ dễ dàng
cho bạn nếu bạn không đòi hỏi bất kì kết quả nào từ việc hiểu biết này.
Chỉ tận hưởng việc hiểu biết đó. Chỉ tận hưởng sự kiện là bạn đang trên
cuộc hành trình với lão già này. Lão già này là đẹp - không chống lại
cái xấu; lão già này là trí huệ - không chống lại ngu ngốc; lão già này
là chứng ngộ - không chống lại việc chưa chứng ngộ hay người chưa chứng
ngộ. Lão già này là toàn bộ. Bạn tồn tại trong ngài, và chư phật cũng
vậy. Ngài là cả hai. Và nếu bạn có thể hiểu ngài, thì chẳng còn lại cái
gì để được hiểu nữa. Bạn có thể quên các Mahavira, các Phật, các Krishna
- Lão Tử một mình là đủ. Ngài là chiếc chìa khoá chủ.
nguồn
Tuesday, 28 May 2013
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment