Total Pageviews

Translate

Friday, 18 January 2013

Nguồn gốc của sợ hãi


Thầy đã nói sợ hãi là một phần của nỗi đau xúc động nền tảng cơ sở của chúng ta. Làm sao sợ hãi lại nảy  sinh, và vì sao có nhiều nỗi sợ thế trong cuộc sống của mọi người? Và chẳng phải một lượng sợ hãi nào đó là sự tự bảo vệ lành mạnh sao? Nếu tôi không sợ lửa, tôi có thể đưa tay tôi vào trong nó và bị bỏng.

Lí do tại sao bạn không đưa tay mình vào lửa không phải bởi vì nỗi sợ, đó là vì bạn biết rằng bạn sẽ bị bỏng. Bạn không cần sợ tránh nguy hiển không cần thiết - chỉ là sự thông minh tối thiểu và thông thường. Với vấn đề thực tế như vậy, điều có ích là áp dụng bài học đã học được trong quá khứ. Bây giờ nếu ai đó đe doạ bạn bằng lửa hay sự bạo hành thể chất, bạn có thể kinh nghiệm cái gì đó như nỗi sợ. Đây là sự co lại bản năng để tránh nguy hiểm, nhưng không phải là hoàn cảnh tâm lí của nỗi sợ mà chúng ta đang nói tới ở đây. Hoàn cảnh tâm lí  của nỗi sợ được tách rời khỏi bất kì nguy hiểm cụ thể và  ngay lập tức. Nó tới từ nhiều hình dạng: khó chịu, lo nghĩ, lo âu, bồn chồn, căng thẳng, khiếp hãi, khiếp đảm và vân vân. Loại nỗi sợ tâm lí này bao giờ cũng là về  cái gì đó có thể xảy ra, không về cái gì đó đang xảy ra  bây giờ. Bạn đang ở đây và bây giờ, trong khi tâm trí  bạn lại ở tương lai. Điều này tạo ra lỗ hổng lo âu. Và nếu bạn bị đồng nhất với tâm trí mình và làm mất tiếp xúc với quyền năng và sự đơn giản của Bây giờ, thì lỗ  hổng đó sẽ là bạn đồng hành thường xuyên của bạn. 

phóng chiếu của tâm trí - bạn không thể đối phó với Bạn bao giờ cũng có thể đối phó với khoảnh khắc hiện tại, nhưng bạn không thể đối phó với cái gì đó chỉ là sự  phóng chiếu của tâm trí - bạn không thể đối phó với tương lai được.
 Hơn nữa, chừng nào bạn còn bị đồng nhất với tâm trí mình, thì bản ngã còn cai quản cuộc sống của bạn, như tôi đã chỉ ra trước đây. Bởi vì bản chất hão huyền của nó, và mặc cho việc khơi dậy cơ chế phòng thủ, bản ngã rất mong manh và bất an, và nó thấy bản thân mình như thường xuyên dưới đe dọa. Điều này, nhân tiện, cũng là điều xảy ra cho ngay cả trường hợp bản ngã rất tự tin ở bên ngoài. 
  
Nỗi sợ dường như có nhiều nguyên nhân. Sợ mất mát, sợ bị đau, vân vân, nhưng chung cuộc tất cả mọi nỗi sợ đều là nỗi sợ của bản ngã về cái chết, về việc triệt tiêu. Với bản ngã, cái chết bao giờ cũng quanh quẩn đâu đây. Trong trạng thái bị đồng nhất với tâm trí này, nỗi sợ chết ảnh hưởng tới mọi khía cạnh của cuộc sống của bạn. Chẳng hạn, ngay cả một điều dường như tầm thường và "thông thường" thế như nhu cầu thúc ép mình phải đúng trong tranh cãi và người khác sai - cũng là do nỗi sợ chết. Nếu bạn đồng nhất với lập trường tâm trí, nếu bạn sai, cảm giác dựa trên tâm trí của bạn về cái ta bị đe doạ  nghiêm trọng với sự triệt tiêu. Cho nên bạn như bản ngã không thể chịu được việc bị sai. Sai có nghĩa là chết. Chiến tranh đã từng diễn ra bởi điều này, và vô số mối quan hệ đã bị phá vỡ cũng bởi điều này.
Bây giờ hãy nhớ rằng xúc động là phản ứng của thân thể với tâm trí bạn. Thông điệp nào thân thể liên tục nhận từ bản ngã, cái giả tạo cái ta do tâm trí tạo ra? Nguy hiểm, mình đang bị nguy hiểm. Và cái gì là xúc động được sinh ra bởi thông điệp liên tục này? Nỗi sợ, tất nhiên. 

Hãy canh chừng bất kì loại đề phòng nào bên trong bạn. Bạn đề phòng cái gì? Một sự đồng nhất ảo tưởng, một hình ảnh của tâm trí bạn, một thực thể hư huyễn. 
    
Bằng việc làm cho các hình mẫu này thành có ý thức, bằng việc chứng kiến nó, bạn không đồng nhất với nó. Trong ánh sáng của ý thức của bạn, hình mẫu vô ý thức này vậy sẽ nhanh chóng biến mất. Đây là kết thúc của tất cả mọi trò chơi lí lẽ và quyền lực, cái cứ ăn mòn mọi mối  quan hệ. Quyền lực lên người khác là sự yếu đuối trá hình làm sức mạnh. Quyền lực thực là ở bên trong, và nó sẵn có cho bạn bây giờ.

Cho nên bất kì ai bị đồng nhất với tâm trí mình và do đó, bị ngắt khỏi quyền lực đúng đắn của mình, cái ta sâu hơn của họ bắt rễ trong Hiện hữu, sẽ có nỗi sợ là bạn đồng hành thường xuyên của mình. Số người đã vượt ra ngoài tâm trí là cực kì nhỏ, cho nên bạn có thể cho rằng thực sự mọi người bạn gặp hay biết đều sống trong trạng thái của sợ hãi. Chỉ sự mãnh liệt mới làm cho nó đổi đi. Nó thăng giáng giữa lo âu và khiếp đảm tại đầu này của chiếc thang và sự khó chịu mơ hồ và cảm giác đe doạ xa xôi ở đầu kia. Phần lớn mọi người đều trở nên có ý thức về nó chỉ khi nó lấy một trong những dạng gay gắt của nó.
  

No comments:

Post a Comment