Total Pageviews

Translate

Friday, 18 January 2013

Tinh yêu thực không làm cho bạn đau khổ. Làm sao nó có thể làm được?


Trong thực tế, tâm trí càng đấu tranh vất vả để gạt bỏ cái đau, thì cái đau lại càng lớn. Tâm trí không bao giờ có thể tìm ra giải pháp, mà nó cũng chẳng thể đảm đương được việc cho phép bạn tìm ra giải pháp, bởi vì bản thân nó là phần cố hữu của "vấn đề". Bạn hãy tưởng tượng một viên cảnh sát trưởng cố gắng tìm ra kẻ đốt nhà khi kẻ đốt nhà lại chính là viên cảnh sát trưởng. Bạn sẽ không thoát khỏi cái đau đó chừng nào bạn còn chưa dừng để ý thức về cái ta của mình vào sự đồng nhất với tâm trí, điều nói từ bản ngã. Tâm trí vậy bị lung lay ngay từ vị trí quyền lực của nó và Hiện hữu tự hiển lộ như bản tính thật của bạn.

Tôi định hỏi: Thế về những xúc động tích cực như tình yêu và niềm vui thì sao?

Chúng là không tách rời khỏi trạng thái tự nhiên của bạn về tính nối liền bên trong với Hiện hữu. Những thoáng nhìn về tình yêu và niềm vui hay những khoảnh khắc ngắn ngủi của sự an bình sâu sắc là có thể bất kì khi nào một lỗ hổng xuất hiện trong luồng ý nghĩ. Với hầu hết mọi người, những lỗ hổng như vậy xảy ra hiếm hoi và chỉ ngẫu nhiên, trong những khoảnh khắc khi tâm trí được trả lại "vô lời", thì cái gì đó mới được lẩy cò bởi cái đẹp lớn lao, sự nỗ lực thể chất cực kì, hay thậm chí mối nguy hiểm lớn. Bỗng nhiên, có sự tĩnh lặng bên trong. Và bên trong cái tĩnh lặng đó có niềm vui tinh tế nhưng mãnh liệt, có tình yêu, có an bình. Thông thường, những khoảnh khắc như vậy đều ngắn ngủi, vì tâm trí nhanh chóng trở lại hoạt động gây ồn ào của nó mà chúng ta gọi là suy nghĩ. Tình yêu, niềm vui, và an bình không thể nở hoa chừng nào bạn còn chưa tự giải phóng mình khỏi sự chi phối của tâm trí. Nhưng chúng không phải là điều tôi sẽ gọi là xúc động. Chúng nằm bên ngoài xúc động, ở mức sâu hơn nhiều. Cho nên bạn cần trở nên tràn đầy ý thức về xúc động của mình và có khả năng cảm thấy chúng trước khi bạn có thể cảm thấy cái nằm bên ngoài chúng. Xúc Tình yêu, niềm vui và an bình là những trạng thái sâu của Hiện hữu hay đúng hơn là ba khía cạnh của trạng thái của tính gắn liền bên trong với Hiện hữu. Hiểu theo nghĩa hẹp, chúng không đối lập. Đấy là vì chúng nảy sinh từ bên ngoài tâm trí. Xúc động, mặt khác, lại là một phần của tâm trí nhị nguyên, là chủ đề của luật các mặt đối lập. Điều này đơn giản nghĩa là bạn không thể có tốt mà không có xấu. Cho nên trong người chưa chứng ngộ, điều kiện bị đồng nhất với tâm trí, điều đôi khi bị gọi sai là niềm vui thường là phía những vui thú ngắn ngủi của sự thay thế liên tục của chu trình đau đớn/vui thú. Vui thú bao giờ cũng bắt nguồn từ cái gì đó bên ngoài bạn, trong khi niềm vui lại nảy sinh từ bên trong. Chính điều cho bạn vui thú hôm nay sẽ cho bạn đau đớn ngày mai, hay nó sẽ rời bỏ bạn, cho nên sự vắng mặt của nó sẽ cho bạn đau đớn. Và điều thường được nói tới như tình yêu có thể là vui thú và kích động chốc lát, nhưng nó lại là sự níu bám si mê, một điều kiện cực kì cần thiết có thể biến thành cái đối lập của nó chỉ bởi một cái bật tay. Nhiều quan hệ "yêu", sau khi sự hài hoà ban đầu đã trôi qua, thực tế lại dao động giữa "yêu" và ghét, hấp dẫn và tấn công.


Tinh yêu thực không làm cho bạn đau khổ. Làm sao nó có thể làm được? Nó không bỗng nhiên biến thành ghét, nó không làm niềm vui thực biến thành nỗi đau. Như tôi đã nói, ngay cả trước khi bạn chứng ngộ - trước khi bạn giải phóng mình khỏi tâm trí mình - bạn có thể có những thoáng nhìn về niềm vui đúng, tình yêu đúng, hay sự an bình bên trong sâu sắc, tĩnh lặng nhưng vẫn sống động. Đây là những khía cạnh của bản tính đúng của bạn, thường bị che mờ bởi tâm trí. Ngay cả bên trong mối quan hệ si mê "thông thường", cũng có thể có những khoảnh khắc mà sự hiện diện của cái gì đó xác thật hơn, cái gì đó không thể hỏng được, có thể được cảm thấy. Nhưng chúng sẽ chỉ là những thoáng nhìn, chẳng mấy chốc chúng sẽ bị che phủ lại qua sự can thiệp của tâm trí. Thế thì có thể dường như là bạn có cái gì đó rất quí giá và bị mất nó, hay tâm trí bạn có thể thuyết phục bạn rằng đằng nào thì đó cũng chỉ là ảo tưởng thôi. Chân lí là ở chỗ đấy lại không phải là ảo tưởng, và bạn không thể làm mất nó được. Nó là một phần của trạng thái tự nhiên của bạn, điều có thể bị che tối nhưng không bao giờ có thể bị phá huỷ bởi tâm trí. Ngay cả khi bầu trời phủ đầy mây, mặt trời vẫn không biến mất. Nó vẫn có đó ở phía bên kia của những đám mây.


Cho nên đừng tìm kiếm trở nên tự do khỏi ham muốn hay "đạt tới" chứng ngộ. Hãy trở nên hiện diện. Hãy có đó như người quan sát tâm trí. Thay vì trích dẫn Phật, hãy là Phật, hãy là "người thức tỉnh", đây là điều từ Phật nghĩa là gì.



No comments:

Post a Comment