Total Pageviews

Translate

Friday, 18 January 2013

lối cổng đi vào Hiện hữu.

Tâm trí bạn là một dụng cụ, một công cụ. Nó có đó để được dùng cho một nhiệm vụ xác định, và khi nhiệm vụ này được hoàn thành, thì bạn để nó xuống. Cứ như hiện tại, tôi nói quãng 80 đến 90 phần trăm suy nghĩ của mọi người không chỉ là lặp lại và vô dụng, mà bởi vì việc vận hành sai của nó và thường có bản chất tiêu cực, phần nhiều của nó là có hại nữa. Hãy quan sát tâm trí mình và bạn sẽ thấy điều này là đúng. Nó gây ra sự rò rỉ sinh lực nghiêm trọng.

Khoảnh khắc hiện tại giữ chìa khoá của giải thoát. Nhưng bạn không thể tìm ra khoảnh khắc hiện tại chừng nào bạn vẫn còn là tâm trí của mình.

Suy nghĩ và tâm thức là không đồng nghĩa. Suy nghĩ chỉ là một khía cạnh nhỏ của tâm thức. Ý nghĩ không thể tồn tại mà không có tâm thức, nhưng tâm thức không cần ý nghĩ.

Chứng ngộ nghĩa là việc vươn lên cao trên ý nghĩ, không rơi lại mức dưới ý nghĩ, mức của con vật hay cây cối. Trong trạng thái chứng ngộ, các bạn vẫn dùng tâm trí suy nghĩ của mình khi được cần đến, nhưng theo cách tập trung và hiệu quả hơn nhiều so với trước đây. Các bạn dùng nó chủ yếu cho các mục đích thực tế, nhưng các bạn tự do với đối thoại bên trong vô tình, và có sự tĩnh lặng bên trong. Khi các bạn dùng tâm trí mình, và đặc biệt khi một giải pháp sáng tạo được cần tới, các bạn dao động mọi phút giữa ý nghĩ và tĩnh lặng, giữa tâm trí và vô trí. Vô trí là tâm thức không có ý nghĩ. Chỉ theo cách đó mới có thể nghĩ một cách sáng tạo, bởi vì chỉ theo cách đó thì ý nghĩ mới không có quyền lực thực nào. Một mình ý nghĩ, khi nó không còn được nối với cõi giới bao la của tâm thức, nhanh chóng trở thành cằn cỗi, điên khùng, huỷ diệt.

Ngay cả những nhà khoa học vĩ đại cũng đã báo cáo rằng các đột phá sáng tạo của họ tới từ thời gian tĩnh tại của tâm trí. Kết quả đáng ngạc nhiên của cuộc điều tra toàn quốc trong số các nhà toán học lỗi lạc của Mĩ, kể cả Einstein, để tìm ra phương pháp làm việc của họ, là ở chỗ suy nghĩ "tóm lại chỉ đóng vai trò phụ thuộc trong pha quyết định của bản thân hành động sáng tạo." Cho nên tôi sẽ nói rằng lí do đơn giản tại sao đa số các nhà khoa học lại không sáng tạo không phải bởi vì họ không biết cách suy nghĩ mà bởi vì họ không biết cách dừng suy nghĩ!
Không phải là qua tâm trí, qua suy nghĩ, mà phép màu về việc có cuộc sống trên trái đất hay thân thể bạn, đã được tạo ra được duy trì. Rõ ràng có thông minh đang vận hành còn lớn hơn tâm trí rất nhiều. Làm sao mỗi một tế bào con người với kích cỡ chừng 1/1000 inch lại chứa các lệnh bên trong DNA của nó, có thể đầy kín 1000 cuốn sách, mỗi cuốn 600 trang? Chúng ta càng biết về công việc của thân thể, thì chúng ta càng nhận ra thông minh đang vận hành bên trong nó mới bao la làm sao và chúng ta biết ít làm sao. Khi tâm trí được nối lại với điều đó, nó trở thành công cụ diệu kì nhất. Vậy thế thì nó phục vụ cho cái gì đó lớn hơn bản thân nó.
Tâm trí, theo cách tôi dùng từ này, không chỉ là ý nghĩ. Nó bao gồm cả xúc động của bạn cũng như tất cả mọi hình mẫu phản ứng tâm trí-xúc động vô ý thức. Xúc động nảy sinh ở chỗ tâm trí và thân thể gặp nhau. Nó chính là phản ứng của thân thể với tâm trí bạn - hay bạn có thể nói, sự phản xạ của tâm trí bạn lên thân thể bạn.
Nếu bạn thực sự muốn biết tâm trí mình, thì thân thể bao giờ cũng sẽ cho bạn sự phản xạ đúng, cho nên hãy nhìn vào xúc động hay tốt hơn là cảm thấy nó trong thân thể mình. Nếu có xung khắc rõ ràng giữa chúng, thì ý nghĩ sẽ là điều dối trá, xúc động sẽ là điều chân lí. Không phải là chân lí tối thượng về bạn là ai, mà là chân lí tương đối về trạng thái của tâm trí bạn tại thời điểm đó.

Vậy quan sát xúc động của mình là quan trọng cũng như quan sát ý nghĩ mình sao?

Vâng. Bạn hãy làm thành thói quen tự hỏi mình: Cái gì đang diễn ra bên trong mình vào khoảnh khắc này? Câu hỏi đó sẽ chỉ cho bạn chiều hướng đúng. Nhưng đừng phân tích, chỉ quan sát thôi. Hãy hội tụ chú ý của bạn vào bên trong. Hãy cảm thấy năng lượng của xúc động này. Nếu không có xúc động hiện hữu, hãy đưa sự chú ý của bạn vào sâu hơn trong trường năng lượng bên trong của thân thể bạn. Nó là lối cổng đi vào Hiện  hữu.

No comments:

Post a Comment