Total Pageviews

Translate

Saturday 16 March 2013

Đám đông vô thức

Người thông thái nhất rơi vào đám đông cũng từ từ trở nên ngu đần. Bộ óc bị thả lỏng, hoạt động trí óc ngừng  lại, tri thức tắt dần, thay vào đó họ bước vào một sự tê liệt phân vân, mờ mịt, hỗn loạn, là những tính đặc trưng cho dám đông. Trí tuệ sáng suốt và tỉnh táo ngủ yên, những bản năng ngự trị con người không kiểm soát được bắt đầu dẫn dắt họ. Và con người bị tan vào đám đông một cách không để lại dầu vết. Người ta tan vào thành một linh hồn duy nhất trong đám đông (The group is feeling and acting as one soul).
Đám đông không kết án, không suy nghĩ, không yêu, không cố gắng hiểu, mà đám đông sợ hãi, gào rú, ngưỡng mộ, quyến rũ, chin phục. Nhưng trên tất cả, Le Bon nói, đám đông tàn phá.
Đám đông có thể là trạng thái cặn đáy của cá nhân, có thể là trạng thái hậu cá nhân. Hành vi của linh hồn thay đổi, trí tuệ tự thân trở nen u ám. Đến mức, Theo Lévy Bruhl con người đánh mất mình, và đồng hóa mình với người khác.
(tr.13)
Nhân loại trở thành đám đông, ý thức cá nhân ngủ yên, một phần bị dập tắt, hoạt động vô thức của đám đông thay thế hoạt động có ý thức của cá nhân. Tâm lý đám đông là một quá trình, một sự đột phá hung hãn của sự tàn bạo.
Thay thế vị trí tỉnh táo, tri thức sáng sủa của toàn thể nhân loại là một thứ vô thức mê muội, tối tăm và dao động, thứ không có chút trí tuệ, không biết đánh giá ...
Toàn bộ nhân loại chẩn bị tan thành một linh hồn duy nhất, thứ linh hồn nông nổi, lạc hậu, độc đoán, không biết yêu, không biết tư duy, chỉ biết sợ, run rẩy, gào rú, và đặc biệt chỉ thích tiêu diệt, bởi nhiệm vụ của đám đông là tàn phá nền văn hóa.
Con người rơi vào trạng thái cặn đáy của cá nhân, ý thức riêng về bản thân lu mờ dần. Bài học của quá trình này là cá nhân không được bảo vệ như đám đông... trình độ học thức, phẩm hàm chức tước, của cải, vị thế, giai cấp, tri thức của con người chỉ là những cái bóng mờ mịt to lớn có thể đạt đến, nhưng không bảo vệ được nó.
Mọi khả năng, tài năng, tinh thần, vị trí cao cả từ trước tới nay con người thu được không đủ sức bảo vệ con người khỏi sự chết chìm này. Quá trình mông muội hóa không trừ ai mà tóm lấy, chôn vùi tất cả mọi người. Quá trình này làm nguội tắt tinh thần, hạ thị hiếu đến mức sơ đẳng nhất, từ tôn giáo nó tạo ra mê tín, từ thần linh nó gây dựng thần tượng, thay thế những tư tưởng sáng sủa và tỉnh táo bằng thứ tư tưởng cặn bã hồ đồ và thần tượng rối rắm.
(tr.15)

Khoa học đã nhầm lẫn nguyên thủy với quá trình phát triển (primer), nhầm lẫn sự mọi rợ với cái cổ xưa. Người ta cho rằng, người nguyên thủy là tuổi trẻ, là mức độ đơn giản, là khởi đầu ấu trĩ và chưa chín muồi của con người đã tiến hóa.
(tr.17)

Kẻ mông muội, nguyên thủy không phải người cổ đại, người rừng không phải cổ đại. Trạng thái căn nguyên của con người chắc chắc không phải là ở cấp độ mông muội, sơ khai (Der Urstand des Menschen ist gewiss nicht der der Primitivenstufe).
"Cái gọi là primitiv là sự đánh dấu một tình huống rơi ngược trở về sự lạc hậu trước thời kỳ phát triển của lịch sử." Kẻ man rợ không phải là con người đầu tiên, mà là một thực thể lạc hậu với thời đại của nó và mắc kẹt lại. (tr.21)

Con người, kẻ được gọi là mông muội không xuất hiện với thời kỳ đầu tiên của thời gian mà vào thời kỳ cuối cùng của thời gian. Đây là con người hậu lịch sử. Đây không phải là nhân dân, thứ phát triển từ lịch sử, mà là đám đông, thứ bị mắc lại và quật trở lại sau sự diễn ra của một quá trình lịch sử. Sự mông muội là một thức cặn bã rác rưởi rơi tách ra từ vũ trụ, rồi vón lại thành cục và quay ngược hướng phát triển: đi về phía bóng tối, trượt chệch hướng, và trở thành thứ quái vật lệch lạc.

Cái hiện tượng được gọi là sự nổi dậy của đám đông chính là sự nổi dậy của vô thức. Bởi vì, hiện tượng xảy ra này không ở bên ngoài mà ở bên trong. Và sự nổi dậy của vô thức không là gì khác ngoài sự bắt đầu của một quá trình phát triển ngược.
(tr.23)

"Một thứ tâm lý vi mô. Một thứ linh hồn bị rạn nứt, mờ mịt, không định hình, một thứ mà kẻ mông muôi không hề sống cùng nó. Bởi con người, nếu hiểu biết về chính tâm lý của mình và sống bằng linh hồn riêng của mình, cần tự ý thức về mình

Nhưng kẻ mông muội lại vô thức. Những linh hồn bé nhỏ đấy cứ nhở nhơ bay lượn tự do, rơi vào cái đồ vật, cá công cụ, các sự việc, và đọng lại ở đó. Thuyết vật linh không là gì khác ngoài chính linh hồn tơi tả đánh mất cái tâm lý vi mô bị đừt đoạn của con người mông muội trong sự tăm tối, và rơi vào các sự vật, hay nói cách khác là hiện tượng sự vô thức hoàn toàn thay thế bản thân cái linh hồn bé nhỏ chìm trong tăm tối, và nhầm lẫn bản thân mình với các sự vật khác."
(29)






mông muội (primitiv)


CÂU CHUYỆN VÔ HÌNH & ĐẢO

No comments:

Post a Comment